Avalokiteshvara, Manjushri, Tsongkhapa, Lobsang Drakpa

Mik me tze we ter chen Chen-re-zig
You are Avalokiteshvara, a great treasure of unaimed compassion
Ngài là Đức Quán Thế Âm, một nguồn bi mẫn bao la không vì mục đích

Dri me kyen pe wang po Jam-pe-yang
Manjushri, a commander of flawless wisdom
Và cũng là Đức Văn Thù Sư Lợi, bậc đại trí vẹn toàn

Khang chen ke pe tzuk gyen Tsong-kha-pa
Tsongkhapa, the crown jewel of the erudite masters of land of Snow
Đức Tổ Tsongkhapa, ngài là bậc Thầy của mọi hiền giả của xứ Tuyết

Lob sang Drak pe shap la sol wa teb
At your feet, Lobsang Drakpa, we request
Qua Pháp danh Lobsang Drakpa, đệ tử xin thỉnh cầu đảnh lễ

TONGLEN – Taking and Giving – Nhận và Cho

TONGLEN
Taking and Giving – Nhận và Cho

De na je tzun la ma thuk je chen
Please bless me venerable, compassionate Guru
Cầu xin Đức Bổn Sư từ bi gia hộ cho con

Ma gyur dro wei dik drib duk ngel kun
So that all karmic debts, obstacles and sufferings of mother beings
Để tất cả nghiệp nợ, chướng ngại và khổ dau của mẹ chúng sanh

Ma lu de ta dak la min pa dang
Ripen upon me right now, without exception
Đều được con nhận lãnh và gánh trả không trừ một ai

Dak gi de khe shen la tang wa yi
And that I can give my happiness and virtue to others
Và để con có thể mang lại sự an lạc hạnh phúc cũng như công đức đến cho người

Dro kun de dang den pa jin gyi lob
And thereby invest all beings in bliss
Và như thế tất cả chúng sanh đều được sự hỷ lạc

Tám Bài Kệ Chuyển Hóa Tâm – Eight Verses for Training the Mind

Tám
Bài Kệ Chuyển Hóa Tâm


Geshe
Langri Thangpa (thế kỷ thứ 12)

1.
Với quyết tâm thành tựu


Lợi
lạc lớn lao nhất


Nhờ
tất cả chúng sinh,


Tôi
nguyện luôn giữ gìn


Chúng
sinh trong đáy tim,



chúng sinh quí hơn


Cả
bảo châu như ý.

2.
Khi gặp gỡ tiếp xúc


Với
bất kỳ một ai,


Nguyện
tôi luôn thấy mình



kẻ thấp kém nhất,


Từ
đáy lòng chân thật


Luôn
tôn kính mọi người


Như
kính bậc tối cao.

3.
Nguyện trong từng hành động


Tôi
luôn tự xét mình,


Phiền
não vừa dấy lên,


Ðe
dọa mình và người,


Nguyện
tức thì nhận diện,



tức thì dẹp tan.

4.
Khi gặp người hiểm ác



bị tâm phiền não



ác nghiệp tác động,


Nguyện
tôi quí người ấy


Như
vừa tìm ra được


Kho
tàng trân quí nhất.

5.
Khi gặp người vì lòng


Ganh
ghen và đố kỵ


Miệt
thị phỉ báng tôi,


Nguyện
tôi nhận phần thua,


Nhường
đi mọi phần thắng.

6.
Khi gặp người mà tôi


Giúp
đỡ, đặt kỳ vọng,


Lại
vong ân bội nghĩa


Gây
tổn hại cho tôi,


Nguyện
tôi xem người ấy



một đấng tôn sư.

7.
Tóm lại tôi xin nguyện


Trực
tiếp và gián tiếp


Trao
tặng mọi lợi lạc


Cho
tất cả chúng sinh


Ðều
là mẹ của tôi


Từ
vô lượng kiếp trước.


Nguyện
không đợi ai cầu


Vẫn
âm thầm gánh chịu


Mọi
ác nghiệp khổ não


Thay
thế cho chúng sinh

8.
Nguyện những điều nói trên


Không
bị vướng ô nhiễm


Bởi
tám ngọn gió chướng.


Nguyện
tôi thấy mọi sự


Hiện
ra trong cõi đời


Ðều
chỉ như huyễn mộng


Cho
tâm thôi chấp bám


Thoát
ràng buộc luân hồi.

Eight
Verses for Training the Mind

Geshe
Langri Thangpa

1.
With the determination to accomplish


The
highest welfare of all sentient beings,


Who
excel even the wish-fulfilling jewel,


May
I at all times hold them dear.

2.
Whenever I associate with others


May
I think of myself as the lowest of all.


And
from the depth of my heart


Hold
the others as supreme.

3.
In all actions may I search into my mind,


And
as soon as delusions arise


That
endanger myself and others,


May
I firmly face and avert them.

4 .
When I see beings of wicked nature,


Oppressed
by violent misdeeds and afflictions,


May
I hold them dear


As
if I had found a rare and precious treasure.

5.
When others out of envy treat me badly


With
slander, abuse and the like,


May
I suffer the loss and


Offer
the victory to them.

6.
When the one whom I have helped


And
benelitted with great hope


Hurts
me badly, may I behold him


As
my supreme guru.

7.
In short, may I directly and indirectly offer


Benefit
and happiness to all my mothers.


May
1 secretly take upon myself the harmful actions


And
suffering of my mothers.

8.
May all this remain undefiled by the stains of


Keeping
in view the eight worldly principles.


May
I, by perceiving all phenomena as illusory,


Unattached,
be delivered from the bondage of samsara.

Đại sư TÔNG KHÁCH BA (1357-1419) – Je Tsongkhapa

Je Tsongkhapa

Hóa thân của Bồ
Tát Văn Thù, tức là đại sư Tông Khách Ba, vốn đã thành
Phật trong vô lượng kiếp về trước. 

Vào
thời đức Phật Thích Ca còn tại thế, đại sư Tông Khách
Ba vốn là một đồng tử. Đồng tử này đã từng cúng dường
lên đức Phật Thích Ca một tràng chuỗi hạt bằng lưu ly,
rồi được đức Phật ban cho một chiếc pháp loa. Đức Phật
Thích Ca lại bảo tôn giả A Nan rằng đồng tử này về sau
sẽ vãng sanh qua nước
Tuyết Sơn (The land of Snow), kiến lập một đại tùng lâm, cúng dường
một vương miện lên tượng Phật ở Lạp Tát. Về sau, quả
như lời Phật thọ ký, chiếc pháp loa đó được tìm thấy
vào lúc xây chùa Cách Đăng ; đến năm 1959 vẫn còn thấy
chiếc pháp loa này ở chùa Triết Bang. Một vương miện được
Đại Sư cúng dường lên tượng Phật Thích Ca ở Lạp Tát
vào dịp đại pháp hội tháng giêng năm 1409. Đức Phật Thích
Ca cũng thọ ký danh hiệu cho đồng tử đó là Tu Ma Đế Xưng . 

Sau
đức Phật nhập diệt hơn một ngàn năm, đại sĩ Liên Hoa
Sanh đã từng thọ ký rằng một vị đại sư tên là La Tang
Trát Ba Cụ  sẽ giáng sanh gần vùng biên giới Tây Tạng-Trung
Quốc. Vị Đại Sư này sẽ đắc được hóa thân viên mãn,
và được xem là một vị đại Bồ Tát. 

Tây
Tạng vốn là miền đất thần bí linh địa, nằm ngay trên
rặng núi Hy Mã Lạp Sơn, là mái nhà thiên nhiên của quả
địa cầu, và là cõi Tịnh Độ ở nhân gian. Tây Tạng vốn
do những dãy núi cao vút nhất trên thế giới kết hợp lại
mà thành. Nội cảnh Tây Tạng có tầng tầng lớp lớp núi
cao chót vót. Từng lớp băng tuyết đóng phủ trắng xóa quanh
năm trên những đỉnh núi ngàn, nên có danh hiệu là Tuyết
Quốc hay Tuyết Sơn. Trong kinh Phật nói về vùng biên địa
của núi Tuyết Sơn, chính là Tây Tạng.

Cách
đây hơn sáu trăm năm, đại sư Đại Y Hỗ Chủ Tông Khách
Ba giáng sanh tại vùng Tông Khách, gần tỉnh Tây Ninh ở Thanh
Hải , thuộc lãnh thổ Tây Tạng. Từ đời Đường, dân
chúng Tây Tạng thường gọi vùng đó là Tông Khách, nghĩa
là Tông Thủy Ngạn Biên. Vì tôn sùng nên dân chúng Tây Tạng
không dám gọi thẳng pháp hiệu của Đại Sư mà gọi là "Tông
Khách Ba" .

Gia
tộc của Đại Sư thật rất cao quý. Từ bên nội

tộc
cho đến ngoại tộc, trải qua bao đời, đều không có ai xấu
xa tệ hại.

Người
cha tên là Lỗ Bố Mộc Cách (Klu-bun-dge). Ông vốn là một
vị quan của triều Nguyên; ông có đức tánh nhân từ, trí
huệ hơn người, tâm hằng cung kính ngôi Tam Bảo Phật Pháp
Tăng. Do hiểu rõ đạo lý nhân quả, đầy đủ lực dũng mãnh,
nên trong một thời gian ngắn ông thành tựu được bảy loại
công đức: Thứ nhất là có tín tâm vào chánh pháp. Thứ hai
là nghiêm trì giới luật tại gia. Thứ ba là có tâm hỶ xả.
Thứ tư là hiểu biết chánh pháp. Thứ năm là có tâm hổ
thẹn. Thứ sáu là có tâm biết xấu hổ. Thứ bảy là có
trí huệ sáng suốt. Mỗi ngày, ông trì tụng kinh Văn Thù Chân
Thật Danh không hề gián đoạn. Đối với các loại công đức
thù thắng của Bồ Tát Văn Thù, ông hằng tâm cung kính hoan
hỶ.

Người
mẹ tên là A Kiếp (A-Ckos), vốn là vị có âm thanh thanh thoát.
Tâm địa của bà thuần lương, và là một vị hiền thê;
bà chẳng có tâm ghen ghét đố kỴ, cùng chẳng có những lỗi
lầm như các phụ nữ khác. Đối với những kẻ không nhà
cửa không nơi nương tựa, bà thường khởi tâm thương xót,
luôn hết lòng an ủi và tìm cách giúp đỡ họ. Ngày ngày
bà thường lễ Phật, trì tụng sáu chữ đại minh chú của
Bồ Tát Quán Thế Âm, tinh tấn giữ gìn ba nghiệp thân miệng
ý cho được thanh tịnh, không hề giải đãi.

Trong
nhà có sáu anh em mà Đại Sư là người thứ tư. Thân bằng
quyến thuộc rất nhiều, ước chừng hơn một ngàn người.
Trong gia tộc, ai ai cũng tín phụng Phật pháp. Người phát
tâm xuất gia cũng không ít.

Đêm
nọ, vào năm 1356, sau khi đọc tụng xong kinh Văn Thù Chân Thật
Danh, người cha bình thản nằm nghỉ trên giường. Bấy giờ,
trong lúc ngủ mê, ông mộng thấy một vị tỳ kheo tiến bước
vào nhà. Pháp tướng của vị tăng đó thật phi thường trang
nghiêm. Y ca sa quấn trên thân chiếu sáng. Chiếc quần cũng
rất đặc biệt, vì dùng lá cây ở cõi trời Đao Lợi mà
bện thành. Vừa nhìn qua, trông thấy như lụa vàng. Trên lưng
có mang kinh Phật. Vị này bảo rằng từ núi tây Ngũ Đài
ở Trung Quốc đến, và muốn ngủ nhờ qua chín tháng. Nói
xong, vị tăng đó bèn tự đi lên lầu các, tiến vào chánh
điện Phật. Hôm sau, vừa thức dậy, người cha tự nhủ:
"Núi Ngũ Đài vốn là đạo tràng của Bồ Tát Văn Thù. Vị
tăng trong mộng lại bảo rằng từ núi tây Ngũ Đài đến.
Đó chẳng phải là điềm Bồ Tát thọ ký rằng trong tương
lai mình sẽ sanh ra một bé trai thông minh tài trí thù thắng
phi thường sao!"

Tuy
mộng thấy điềm lành như thế, người cha không hề lưu tâm
và cũng chẳng nói cho ai biết. Ngày ngày ông vẫn tiếp tục
khẩn thành tụng kinh, tinh tấn tu tập, gieo trồng phước báu.
Chẳng bao lâu, người cha lại mộng thấy thêm một điềm
lành. Trong mộng, ông thấy một chày kim cang bảo xử sáng
ngời, từ trên hư không bay xuống, cuối cùng nhập vào bụng
của người vợ. Theo truyền thuyết, chày kim cang bảo xử
vốn là pháp khí của Bồ Tát Kim Cang Quyền Thủ (Vajrapani),
và được phóng đến từ nước Duyên Diệp. Tỉnh dậy, người
cha vừa run sợ vừa vui mừng, tự nhủ: "Bồ Tát Kim Cang Quyền
Thủ đầy đủ oai thần lực, thường hàng phục tà ma ngoại
đạo. Bồ Tát là một vị đại hộ pháp của ba đời chư
Phật. Sự ứng hiện này phải chăng Bồ Tát muốn thọ ký
cho mình rằng sẽ sanh hạ một nam tử đầy đủ đại oai
lực chăng!"

Trong
năm đó, người mẹ cũng mộng thấy một điềm lành. Trong
mộng, bà ta thấy mình cùng với hàng vạn thiên nữ ngồi
nơi một khu công viên hoa thơm cỏ lạ. Đột nhiên, từ phía
đông xuất hiện một đồng tử mặc y phục trắng sáng ngời , và tay cầm tịnh bình. Từ bên phía tây xuất hiện một
đồng nữ mặc y phục đỏ thắm, tay phải cầm một lông
chim khổng tước, tay trái cầm một tấm kiếng lớn. Đồng
tử mặc y trắng bèn chỉ tay đến một thiên nữ mà hỏi
đồng nữ mặc y đỏ thắm:

– Vị
này được không?

Đồng
nữ lắc đầu. Đồng tử chỉ tay đến một thiên nữ khác,
rồi lại hỏi:

– Vị
này được không?

Đồng
nữ lại lắc đầu. Cứ như thế, đồng tử lần lượt chỉ
tay đến hết các thiên nữ, rồi tiếp tục hỏi. Đồng nữ
cũng lắc đầu. Cuối cùng, đồng tử chỉ tay đến bà ta , hỏi:

– Vị
này có được không?

Bấy
giờ, đồng nữ lộ vẻ mặt vui mừng hớn hở, đáp:

– Vị
đó có thể được!

Đồng
tử bèn bảo bà ta:

– Bà
nên tắm rửa!

Nói
xong, đồng tử vừa đổ nước trong tịnh bình lên đầu của
bà ta, vừa đọc tụng bài kệ tắm Phật không ngừng nghỉ.
Sáng hôm sau, tỉnh dậy bà ta cảm thấy thân thể vô cùng
khinh an nhẹ nhàng, không thể diễn bày.

Qua
một thời gian, dân chúng trong làng cũng mộng thấy những
điềm lành tương tự. Trong mộng, họ thấy rất nhiều vị
tăng với tướng mạo phi phàm, ngưỡng thỉnh tượng Phật
Thích Ca từ Lạp Tát  trở về thôn làng, an trí trong chánh
điện Phật nhà của cha mẹ Đại Sư .

Từ
đó, chung quanh chánh điện Phật trong nhà của cha mẹ Đại
Sư thường xuất hiện những điềm lành kỳ lạ. Ví dụ,
trong chánh điện thờ Phật, lắm khi có cầu vòng xuất hiện
trên hư không. Thỉnh thoảng trên hư không hiện ra những cánh
hoa đẹp dị thường. Đôi khi, có mùi hương lạ tỏa khắp
ngôi chánh điện. Đôi lúc, có trống trời, nhạc trời vang
lừng. Lắm lúc, đất đai chấn động. Đất bên đông nhồi
lên, mà đất bên tây chẳng có. Đất phía nam nhồi lên mà
đất ở phía bắc chẳng có. Đất đai bốn bên đều chấn
động không đồng; trong hư không lại phát ra vô lượng âm
thanh của sư tử rống.

Vào
đêm mồng mười tháng giêng năm 1357, bà mẹ lại thấy một
điềm mộng lành vi diệu. Trong mộng, bà thấy vô số tăng
tục nam nữ nhiều không thể kể xiết. Có người cầm tràng
phan. Có người đánh trống thổi nhạc. Có người mang các
cúng phẩm vi diệu thù thắng; họ đồng tụ tập trên một
quảng trường, thành khẩn nói:

– Cung
nghinh Bồ Tát Quán Thế Âm.

Chốc
lát, bà ta thấy không có gì thay đổi; ngước nhìn lên bầu
hư không, bà ta thấy trên án mây cao xuất hiện một vị Phật
thân tướng sắc vàng, hào quang sáng chói như vầng thái dương,
chiếu khắp đại địa. Trong miệng của đức Phật tuyên
thuyết nhiều loại pháp âm. Vô số thiên tử cùng thiên nữ
vây nhiễu quanh Phật tựa như các tinh sao vây quanh ánh trăng
rằm, thị hiện những điềm lành trang nghiêm viên mãn. Chẳng
bao lâu, thân sắc vàng của Phật từ từ thu nhỏ lại, rồi
cuối cùng nhập vào thân bà. Thiên tử, thiên nữ, cùng những
người nghinh tiếp cũng hóa thành một luồng ánh sáng nhỏ,
nhập vào bụng bà ta. Đồng thời, những âm thanh tụng tán
bằng tiếng Phạn không ngừng phát ra từ hư không.

Tỉnh
dậy, bà ta kể lại điềm lành cho ông chồng nghe. Ông ta bảo:

– Điềm
mộng lành này, hiển thị rằng bà sẽ sanh hạ một đứa
bé trai đầy đủ tâm đại từ bi vô lượng. Tương lai, chắc
sẽ hộ trì chánh pháp của đức Như Lai, hàng phục tà ma
ngoại đạo, làm lợi ích cho vô lượng chúng sanh.

Từ
lúc mộng thấy điềm lành thọ thai, cuộc sống sinh hoạt
của người mẹ không còn giống như những phụ nữ bình thường.
Ngày ngày, bà thường sống trong những cảnh giới thanh tịnh:
Không phiền não, không tham dục, và không ghen ghét đố kỴ.
Bà không thích đến những nơi chợ búa ồn ào, mà thường
ở trên chánh điện lễ Phật, tụng trì sáu chữ đại minh
thần chú.

Dần
dần, bà mẹ đến ngày mãn nguyệt lâm bồn. Đêm 28 tháng
10, năm 1357, hư không bốn bề tịch tĩnh vắng lặng, người
mẹ thư thả thong dong, nằm trên giường. Vừa chớp mắp,
bà chợt mộng thấy có rất nhiều người xuất gia, tay cầm
nhiều loại pháp khí và thực phẩm cúng dường, từ từ tiến
vào nhà, hỏi:

– Xin
hỏi chánh điện Phật tại chỗ nào?


ta chợt thấy đồng tử mặc y trắng, tay cầm chìa khóa bằng
thủy tinh, đứng kế bên thưa rằng:

– Chánh
điện Phật ngay tại nơi này!

Đồng
tử vừa nói, vừa dùng chìa khóa bằng thủy tinh, mở miệng
của bà ta, thành một cánh cửa màu vàng nho nhỏ, rồi cung
thỉnh tượng Phật thân vàng, từ bên trong xuất ra.

Tượng
Phật có dính chút bụi than. Một đồng nữ bèn dùng nước
trong tịnh bình rửa sạch, rồi lấy lông chim khổng tước
quét khô sạch. Sau đó, đồng nữ ca xướng tán thán bằng
những âm thanh tịnh vi diệu dịu hoà. Các vị tăng nhân mang
đồ cúng dường khi trước, cũng đứng một bên mà khẩn
thành chúc tụng. Có những vị tăng đảnh lễ trước tượng
Phật. Có những vị tăng đi nhiễu Phật mà trì tụng danh
hiệu Phật không ngừng.

Vừa
tỉnh cơn mộng, người mẹ an lành hạ sanh ra Đại Sư, với
những điềm lạ hiển hiện thật phi thường. Bấy giờ, ở
phương đông xuất hiện một loại cá bụng trắng. Kim Tinh
ở trên hư không chớp lòe ánh sáng vi diệu. Những điềm
này báo hiệu Đại Sư trong tương lai sẽ tẩy trừ vô minh
cho chúng sanh, ví

như
vầng mặt trời phá tan đêm dài tăm tối.

Đại
Sư vừa giáng sanh, bà mẹ bèn để y quấn thai nhi xuống đất.
Nơi đó, đột nhiên sanh ra một cây chiên đàn màu trắng,
cành lá xum xuê, cả trăm ngàn nhánh. Lá cây thật rất kỳ
dị. Mỗi lá cây đều tự có tượng Phật sư tử hống, hoặc
năm chữ Văn Thù. Dân chúng thấy thai y biến thành một tàng
cây, nên vừa sợ vừa hoan hỶ vạn phần. Họ lại thấy trên
lá cây có tượng Phật và chú đà la ni, nên đều cho là việc
không thể nghĩ bàn. Vì vậy, ai ai cũng gọi tàng cây đó là
"Cổ Lai Chiên Đàn" .

Về
sau, vì nhớ công đức của Đại Sư, và muốn trồng phước
điền, nên ngay bên cạnh tàng cây đó, Phật tử Tây Tạng
kiến lập một ngôi chùa, đặt tên là Cổ Bổn. Ngôi chùa
đó, hiện tại là một trong sáu ngôi chùa lớn nhất của
phái Hoàng giáo, tức là chùa Tháp Nhĩ, vang danh khắp Tây Tạng
và hải ngoại.

Dân
làng nghe tin Đại Sư vừa giáng sanh, thì hớn hở vui mừng,
tranh nhau tụ tập trong nhà của cha mẹ Đại Sư. Bấy giờ,
ai ai cũng đều chăm chú ngắm nhìn tướng hảo oai nghiêm viên
mãn của Đại Sư.

Sắc
mặt của Đại Sư thật rất tôn nghiêm. Chung quanh thân trong
suốt như lưu ly, phảng phất tỏa ra ánh sáng sung mãn. Đôi
mắt rộng dài thanh tịnh trong sáng, da thịt mịn màng, mũi
cao thẳng đứng, môi hồng dầy chắc, lỗ tai dài, trán rộng
bằng phẳng như đảnh của bảo cái, tay chân tròn trỉnh bụ
bẫm. Tướng hảo trang nghiêm tựa như trăng rằm mùa thu

tỏa
sáng trên hồ sen thanh tịnh.

Người
người nhìn thấy tướng hảo của Đại Sư đều sanh tâm
an lạc tịch tĩnh, không còn phiền não.

Năm
1357, vào đêm nọ, ngài Đốn Châu Nhân Khâm Nhân Ba Thiết  mộng thấy bổn tôn Đại Oai Đức Kim Cang  đột nhiên
thị hiện. Ngài Đốn Châu Nhân Khâm Nhân Ba Thiết vui mừng
vô hạn, lập tức chí thành chúc tụng Bổn Tôn, rồi thỉnh
cầu vị này đến chỉ dạy. Bổn Tôn bèn xoay mình chuyển
hướng về phía vùng Tông Khách, bảo:

– Năm
nay, Ta sẽ đến vùng đó. Tại đây, Ngươi hãy tu hành an lạc.

Nói
xong, Bổn Tôn liền biến mất. Ngài Đốn Châu Nhân Khâm Nhân
Ba Thiết không biết ý nghĩa chân thật của điềm mộng đó
như thế nào, vội nhập vào tam ma địa , dùng lực thần
thông để quán sát nhân duyên đời vị lai, nên mới hiểu
rõ điềm lành đó. Biết rõ đại sư Tông Khách Ba vừa mới
giáng sanh, thì ngày thứ hai ngài Đốn Châu Nhân Khâm Nhân
Ba Thiết liền phái một vị đệ tử tại gia giữ giới hạnh
thanh tịnh, dùng nước cam lồ hòa với bột nấu thành thức
ăn, cùng mang một tôn tượng Phật Đại Oai Đức Kim Cang,
đến nhà của Đại Sư mà chúc mừng.

Quốc
sư Cát Mã Ba Nhiêu Tất Đa Kiệt . Năm 17 tuổi, do nhận
lời mời của vua Mông Cổ là Nguyên Thuận Đế, Quốc Sư
rời Tây Tạng lên đường sang Trung Thổ. Khi đi qua vùng Tây
Ninh, Quốc Sư gặp chú bé Tông Khách Ba lên ba tuổi trên tay
người cha bồng ra nghinh đón; chú bé lộ vẻ thông minh lanh
lợi hoạt bát trông rất dễ thương. 

Quốc
Sư thấy đại sư Tông Khách Ba tướng hảo phi phàm như thế,
nên đặc biệt đến nhà truyền năm giới cấm, cùng ban cho
pháp danh là Cống Cát Ninh Bố . Lúc sắp đi, Quốc Sư thọ
ký:

– Vị
thánh nhi này trong tương lai sẽ hộ trì chánh pháp của Như
Lai tại Tây Tạng, làm lợi ích cho vô lượng chúng sanh, và
được tôn xưng là đức Phật thứ hai.

Sau
này, người Tây Tạng và Mông Cổ đều tôn xưng đại sư
Tông Khách Ba là "Đệ Nhị Năng Nhân", chính là phù hợp với
lời thọ ký của quốc sư Cát Mã Ba.

GELUG

GELUG

The
Gelugs (yellow hats) tradition was founded by Tibetan teacher Je Tsongkhapa
(1357-1419 – see image on the left). The basis is formed by the old Kadam
lineage, but it in fact includes all other Tibetan traditions. For example;
Tsongkhapa’s main teacher was the Sakya teacher Rendawa.
Sonam Gyatso (1543-1588), received the title ‘Dalai Lama’ (Ocean of Wisdom)
from the Mongol ruler Althan Khan in 1578. In 1642, the 5th. Dalai Lama became
temporal and spiritual leader of Tibet by order of the Mongol ruler Gushri
Khan. Although trained in all four schools, basically all Dalai Lamas were
Gelug; one of the reasons that Gelug tradition is most widespread in Tibet.
Note that the posthumously declared "First Dalai Lama" named Gedun Truppa
(born 1391) was a disciple of Je Tsongkhapa.
Unlike what many people think, the Dalai Lamas are not the spiritual heads
of the Gelugpa school; this is always the Gaden Tripa.
Some typical aspects of the Gelug tradition: emphasis on ethics and sound
scholarship. Main Buddhist teachings are collected in the Lamrim presentation
(not unlike the Lamdrey teachings of the Sakya). The Gelug introduced a scholarly
title, Geshe,
for a fully qualified and authoritative spiritual master.

OM MANI PADME HUM


OM MANI PADME HUM

By His Holiness the Dalai Lama
It is very good to recite the mantra Om mani padme hum, but while you
are doing it, you should be thinking on its meaning, for the meaning of
the six syllables is great and vast. The first, Om is composed of three
letters, A, U, and M. These symbolize the practitioner’s impure body,
speech, and mind; they also symbolize the pure exalted body, speech,
and mind of a Buddha.


Can impure body, speech, and mind be transformed into pure body,
speech, and mind, or are they entirely separate? All Buddhas are cases
of beings who were like ourselves and then in dependence on the path
became enlightened; Buddhism does not assert that there is anyone who
from the beginning is free from faults and possesses all good
qualities. The development of pure body, speech, and mind comes from
gradually leaving the impure states arid their being transformed into
the pure.


How is this done? The path is indicated by the next four syllables.
Mani, meaning jewel, symbolizes the factors of method-the altruistic
intention to become enlightened, compassion, and love. Just as a jewel
is capable of removing poverty, so the altruistic mind of enlightenment
is capable of removing the poverty, or difficulties, of cyclic
existence and of solitary peace. Similarly, just as a jewel fulfills
the wishes of sentient beings, so the altruistic intention to become
enlightened fulfills the wishes of sentient beings.


The two syllables, padme, meaning lotus, symbolize wisdom. Just as a
lotus grows forth from mud but is not sullied by the faults of mud, so
wisdom is capable of putting you in a situation of non-contradiction
whereas there would be contradiction if you did not have wisdom. There
is wisdom realizing impermanence, wisdom realizing that persons are
empty, of being self-sufficient or substantially existent, wisdom that
realizes the emptiness of duality-that is to say, of difference of
entity between subject an object-and wisdom that realizes the emptiness
of inherent existence. Though there are many different types of wisdom,
the main of all these is the wisdom realizing emptiness.


Purity must be achieved by an indivisible unity of method and wisdom,
symbolized by the final syllable hum, which indicates indivisibility.
According to the sutra system, this indivisibility of method and wisdom
refers to wisdom affected by method and method affected by wisdom. In
the mantra, or tantric, vehicle, it refers to one consciousness in
which there is the full form of both wisdom and method as one
undifferentiable entity. In terms of the seed syllables of the five
Conqueror Buddhas, hum is the seed syllable of Akshobhya – the
immovable, the unfluctuating, that which cannot be disturbed by
anything.


Thus the six syllables, om mani padme hum, mean that in dependence on
the practice of a path which is an indivisible union of method and
wisdom, you can transform your impure body, speech, and mind into the
pure exalted body, speech, and mind of a Buddha. It is said that you
should not seek for Buddhahood outside of yourself; the substances for
the achievement of Buddhahood are within. As Maitreya says in his
Sublime Continuum of the Great Vehicle (Uttaratantra), all beings
naturally have the Buddha nature in their own continuum. We have within
us the seed of purity, the essence of a One Gone Thus
(Tathagatagarbha), that is to be transformed and fully developed into
Buddhahood.

Lời Nguyện Phát Bồ Đề Tâm – Đức Đạt-lai Lạt-ma

Với ước nguyện giải thoát
Cho toàn thể chúng sinh,
Con xin về nương dựa
Nơi Phật, Pháp và Tăng
Cho đến khi giác ngộ.

Hôm nay tâm hướng về
Từ bi và trí tuệ,
Đối trước mười phương Phật,
Con xin vì chúng sinh
Nguyện phát tâm bồ đề.

Bao giờ không gian còn,
Chúng sinh còn,
Nguyện con còn ở lại,
Xua tan khổ nạn cõi thế gian.